Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.

 

 

Nhiều người nuôi heo thường sử dụng cách chữa trị truyền thống là thuốc cầm tiêu chảy hoặc dùng kháng sinh để nâng cao đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên không phải lúc nào các biện pháp trên cũng hữu hiệu khi mà nguyên nhân tiêu chảy rất đa dạng, mà có khi càng điều trị kháng sinh càng làm vấn đề trầm trọng hơn.

 

Các nguyên nhân làm heo con bị tiêu chảy thường gặp

 

– Do nguồn lây nhiễm chéo từ heo bệnh sang heo lành qua phân, virus, từ ruồi bọ, chuồng trại, máng ăn, lớp độn chuồng hay do nguồn nước nhiễm bẩn làm vi khuẩn gây tiêu chảy xâm nhập hệ tiêu hóa của heo

 

– Do hàm lượng đạm thô cao hoặc có quá nhiều chất béo trong khẩu phần ăn, làm cho bộ máy tiêu hóa của heo con quá tải

 

–Cho heo ăn quá nhiều lần, số lượng ăn quá nhiều làm đường ruột xử lý kém hiệu quả

 

–Do một số loại độc tố nấm mốc như Fumonisin B1, DON… có trong nguyên liệu thức ăn hay máng ăn không được vệ sinh sạch sẽ

 

–Do chất lượng nước: nước cứng, nước chứa nhiều sắt, nước nhiễm phèn chứa hàm lượng sunfat cao.

 

Ngăn ngừa tiêu chảy và cải thiện sức khỏe đường ruột bằng phương pháp tự nhiên

 

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng cho nên dùng thuốc hay kháng sinh điều trị không phải là cách phù hợp cho tất cả mọi trường hợp.

 

Để ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả, điều cơ bản là người chăn nuôi cần nâng cao quản lý chăn nuôi bằng các biện pháp an toàn sinh học, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ngoài ra việc cải thiện sức khỏe đường ruột cho heo con cần phải được đặt làm trọng tâm, nhất là giai đoạn heo con cai sữa và bước đầu tập làm quen với thức ăn.

 

Điều này dễ hiểu vì đường ruột là bộ máy trung tâm trong vấn đề tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi: Đây là nơi trú ngụ của một hệ vi khuẩn đa dạng và việc cân bằng vi sinh đường ruột có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân heo con.Đây cũng là là nơi diễn ra quá trình hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả sẽ giúp ngăn dưỡng chất dư thừa đi đến các đoạn ruột sau tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây rối loạn tiêu hóa ở heo con.

 

Cũng không thể không đề cập đến hai chức năng quan trọng khác của đường ruột là hỗ trợ khả năng miễn dịch và kiểm soát viêm, cho phép heo con đối phó hiệu quả hơn với các bệnh nhiễm trùng đường ruột và vai trò như một hàng rào vật lý và sinh hóa có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tiêu chảy cấp… ở heo con.

 

Thông qua nhiều năm dày công nghiên cứu, các nhà khoa học của công ty Provimi đã tổng kết được rằng việc quản lý tốt sức khỏe đường ruột cần phải được tiến hành đồng bộ cả 3 bước sau, nếu thiếu một trong ba bước nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của chiến lược sức khỏe đường ruột và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở heo con:

 

Thứ nhất, quản lý tốt nguyên liệu,nắm rõ thành phần dinh dưỡng trong từng loại, từng đợt nguyên liệu, phòng ngừa nguyên liệu kém chất lượng làm các chất dinh dưỡng bị biến chất, hoặc nhiễm độc tố nấm mốc gây hại cho đường ruột của heo con. Hiện tại, nhiều loại máy móc và phương pháp tiên tiến như NIR, HPLC, Quick scan… cho phép người thu mua và người làm công thức ngày nay có thể nắm rõ thành phần, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thiết kế những công thức cám heo con hữu hiệu và tối ưu nhất về chi phí, lại ngăn ngừa được những rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe đường ruột của heo con.

 

Thứ hai, là chiến lược thiết kế công thức. Khẩu phần cám heo con là loại có nhiều rủi ro khi thực  hiện việc tổ hợp công thức do hệ tiêu hóa của heo con rất nhạy cảm. Bên cạnh cân bằng thành phần các nguyên liệu thô làm cơ sở cho việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho chúng, vai trò của các thành phần bổ trợ như axit béo, vitamin, khoáng, men tiêu hóa… là không thể thiếu.

 

Cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng trong giai đoạn heo con tập ăn, là vai trò của các phụ gia hỗ trợ sức khỏe đường ruột phù hợp. Một số phụ gia thường được sử dụng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, giảm bệnh tiêu chảy trên heo con một cách tự nhiên là:

 

– Chất chống oxy hóa: Bảo vệ tính toàn vẹn, gia tăng chức năng của đường ruột, nâng đỡ nhung mao ruột còn non nớt của heo con trước những tác động làm hao mòn nhung mao.

 

– Chất hấp phụ độc tố nấm mốc: Giúp ngăn ngừa, ức chế tác hại của độc tố nấm mốc gây ảnh hưởng đến thành ruột và khả năng tiêu hóa của heo con.

 

– Hỗn hợp Axit hữu cơ: Cân bằng vi khuẩn đường ruột, ổn định pH nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, kích thích hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

 

– Hỗn hợp tinh dầu thiết yếu: Có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn rất tốt, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và giảm rối loạn tiêu hóa thông qua kích thích tiết enzyme nội sinh

 

Đặc biệt, tác dụng cộng hưởng của hỗn hợp tinh dầu thiết yếu và axit hữu cơ khi kết hợp với nhau đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

 

Phương Thanh

Nguồn: Provimi Việt Nam

Bài viết cùng chuyên mục

Bắt 5 xe chở lợn nhễm dịch đi các tỉnh tiêu thụ
Ngày 4/5, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng bắt 5 xe vận chuyển lợn vào Thanh Hóa và các tỉnh khác tiêu thụ.
Chi tiết
Quảng Ninh là địa phương thứ 12 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Sáng ngày 9/3, ngay sau khi phát hiện ổ dịch lợn tả châu Phi (DTLCP) tại xã Yên Đức (TX Đông Triều) các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh tránh để bệnh dịch lây lan phát tán.
Chi tiết
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 6 tỉnh
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 28/02/2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505 kg) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Chi tiết
Thông tin mới về dịch tả lợn Châu Phi: Không phát sinh thêm ổ dịch
Ngày 21/02/2019 - Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nhiều ngày qua tại một số xã ở hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên phát hiện có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Chi tiết
Cập nhật tình hình mới nhất dịch lở mồm long móng
Ngày 11/02/2019- Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam,...) làm nhiều gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy và đang có chiều hướng lây lan, diễn biến rất phức tạp.
Chi tiết
Long An: Cơn "địa chấn" mang tên... tôm chết
Gần 1.600 hộ nuôi tôm tại xã Tân Chánh (Cần Đước, Long An) bỗng dưng trở thành “con nợ” khi hàng triệu con tôm thả nuôi tại hàng trăm ha ao đầm bỗng…lăn đùng ra chết. 30 tỷ đồng của xã nghèo nhất huyện Cần Đước đang “bốc hơi” theo con tôm.
Chi tiết
Dịch tai xanh khiến giá thực phẩm biến động
Giá thực phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội thời gian gần đây bị biến động do dịch bệnh lợn tai xanh đang lan rộng ở Hà Nội và các địa phương lân cận.
Chi tiết
BẠI LIỆT SAU KHI ĐẺ
bệnh thường gặp ở bò sữa, gây thiệt hại nghiêm trọng
Chi tiết
DỊCH VIÊM PHỔI TRÊN HEO
Trong ngành chăn nuôi heo của nhiều nước trên thế giới kể cả Việt Nam, các bệnh đường hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể. Bệnh đường hô hấp ở heo có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây nên như vi khuẩn A
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 5
Tổng truy cập: 904475
Thông tin hỗ trợ