Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
DỊCH VIÊM PHỔI TRÊN HEO
Trong ngành chăn nuôi heo của nhiều nước trên thế giới kể cả Việt Nam, các bệnh đường hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể. Bệnh đường hô hấp ở heo có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây nên như vi khuẩn A

 

1.             Đặc điểm của Mycoplasma hyopenuoniae (MH):

MH có kích thước, hình dáng tế bào phần lớn xuất hiện dưới dạng hình tròn hoặc hình oval với đường kính từ 400-1.200 nm, hiện diện trong long của phế quản, phần lớn được tìm thấy giữa những tế bào biểu mô phế quản. Một số khác nằm tự do trong lòng ống, có khuẩn lạc hình cầu và nhô lên trên bề mặt thạch (Masanori Tojima, 1982).

2.             Sức đề kháng:

Do không có thành peptidoglucan nên MH dễ nhạy cảm với các chất sát trùng, tia tử ngoại, dễ bị diệt ở nhiệt độ 45-55  trong vòng 15 phút nhưng có thể tồn tại 17 ngày trong môi trường nước mưa nhiệt độ 2-7 C (Tô Minh Châu, 2000).

3.             Dịch tể học:

M. hyopeneumoniae chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Khi heo mẹ nhiễm bệnh (thú mang trùng) thì sự tiếp xúc trực tiếp giữa heo mẹ và heo con (mũi với mũi) là điều kiện lý tưởng truyền bệnh sang heo con. Một vài heo nhiễm bệnh trong đàn, sẽ tiếp xúc với heo khỏe, và lây truyền mầm bệnh cho các heo này. Goodwin (1985) cho rằng mầm bệnh có thể phát tán trong không khí với đường kính > 3,2 km. Tuy nhiên, sự truyền lây M. hyopeneumoniae thông qua chất tiết từ đường hô hấp không phải lúc nào cũng xảy ra cho toàn bộ các ô chuồng, bởi vì cần một số lượng M. hyopeneumoniae lớn để truyền bệnh. Heo khỏi bệnh vẫn mang vi khuẩn trong đường hô hấp từ vài tháng đến cả năm, do đó bệnh tích đã lành vẫn có khả năng còn vi khuẩn (Trần Thanh Phong, 1996).

4.             Triệu chứng:

Triệu chứng chính là ho kinh niên và chậm lớn. Trong giai đoạn đầu thì heo ho kéo dài và liên tục vài tuần cho đến cả tháng, một số heo không ho hoặc ho chút ít, cường độ ho mạnh nhất thấy trên heo vỗ béo. Phổ biến là ho lúc di chuyển, sau khi bị rượt đuổi, đặc biệt khi nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Thú chết do nhiễm các vi khuẩn thứ cấp và stress xảy ra lúc heo 4-6 tháng tuổi (Ross, 1992, trích dẫn bởi Đặng Thị Thu Hường, 2005).


 

5.             Bệnh tích:

Phổi bệnh biến đổi rõ rệt về tổ chức. Những biến đổi này gây hiện tượng viêm kèm theo các bệnh phổi. Đặc điểm chung là viêm phổi khởi phát từ thùy tim lan sang thùy đỉnh, thùy hoành cách mô có tính chất đối xứng, ít khi viêm cả thùy phổi. Các vùng tổn thương có ranh giới rất rõ với những vùng khác. Theo Wittlestone (1972), bệnh tích ngày càng nặng hơn sau 17-40 ngày cảm nhiễm, nhiều phế nang bị xẹp, khí thủng. Những nốt lympho tăng sinh mạnh mẽ trong đường hô hấp. Hệ thống long rung bị bào mòn, lòng phế quản có nhiều chỗ tổn thương làm vách phế quản dày lên, bên trong chứa nhiều dịch chất và tế bào bạch cầu, đây là nguyên nhân chính gây hẹp tiểu phế quản gây ra hiện tượng khó thở cho heo (trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh, 2003).

Những bệnh tích đầu tiên do MH gây ra có đặc điểm là viêm phổi vùng mô kẽ phế quản. Sau đó nhanh chóng chuyển sang viêm phế quản - phổi phủ ngay khi có tác nhân gây bệnh kế phát như pasteurella multocidaBordetella bronchiseptica, Arcanobacterium pyogenes. Hầu hết trên heo bệnh tích đại thể xảy ra ở các phần của thùy đỉnh và thùy phụ, nhưng ở heo nặng hơn thì bệnh tích chiếm 50% hay lớn hơn ở phần bụng của thùy đỉnh. Phần phổi bệnh màu đỏ đậm trong giai đoạn sớm và màu xám nhạt đồng nhất ở giai đoạn mãn tính.

Viêm phế quản - phổi mủ có thể xảy ra cùng lúc với viêm màng phổi sợi huyết nhẹ. Bệnh sẽ năng hơn nếu phụ nhiễm M.Hyprhinis, P.mutocida hay APP.Abcess và viêm màng phổi sợi huyết dính sườn là di chứng lâu dài dẫn tới nhiễm trùng mãn tính phức tạp (Lolper, 2001).

6.             Chẩn đoán:

Việc đưa ra các biện pháp chẩn đoán bệnh nhanh và hiệu quả có thể được xem là mục đích đầu tiên trong đáp ứng sản xuất.

7.             Chẩn đoán lâm sàng phân biệt:

Chẩn đoán lâm sàng cần dựa trên tình hình chăn nuôi địa phương, dựa vào tình hình dịch tể. Hiện nay trường hợp heo chỉ nhiễm M. hyopeneumoniae là rất hiếm. Trong đó, phổ biến hơn là bệnh xảy ra như một phần của hội chứng hô hấp phức tạp.

Có nhiều bệnh xảy ra trên hệ thống hô hấp cần được phân biệt với bệnh do M. hyopeneumoniae.

·                Bệnh do A. pleuropneumonia có thể là nguyên nhân nguyên phát hay là thứ phát. Bệnh cũng diễn biến với nhiều dạng khác nhau như cấp tính, bán cấp tính, mãn tính với triệu chứng da nhạt màu. Bệnh tích viêm màng phổi, xuất huyết và có những vùng hoại tử đặc biệt trên thùy hoành cách mô.

·                Bệnh do Haemophilus parasuis ở đường hô hấp trên thường gây viêm phế quản phổi, viêm màng phổi nhiều sợi huyết. Vi khuẩn có thể vào máu gây viêm khớp, viêm phúc mạc, viêm ngoại tậm mạc có sợi huyết, viêm não có mủ có thể gây chết heo. Các ổ dịch thường xảy ra trên heo 3-6 tuần tuổi.

·                Bệnh do B. bronchiseptica gây ngứa mũi, hắt hơi, chảy nhiều nước mũi, xương mặt bị teo, méo mó nhiều mức độ khác nhau, đôi khi có ho và khó thở. Bệnh thường gặp trên heo 2 tháng tuổi đến trưởng thành. Trên heo cai sữa có bệnh tích viêm phổi.

·                Virus gây hội chứng loạn sản hô hấp (PRRSV) tham gia gây rối loạn hô hấp, chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ heo cai sữa chết và kết hợp với các triệu chứng khác.

·                Bệnh cúm heo influenza virus (H1N1,H3N2) là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, tập trung ở phổi thường kết hợp với vi khuẩn H. influenza suis gây nên với đặc điểm sốt cao trong thời gian tương đối ngắn, kém ăn, suy sụp hô hấp như thở khó, ho, chảy nước mũi và có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.

·                Bệnh Aujeszky cho mức độ trầm trọng của triệu chứng và tử số tỷ lệ nghịch với tuổi của heo. Bệnh phát triển lâm sàng rất nhanh, gây sốt cao, ho, khó thở, chảy nhiều nước mũi gây viêm hầu, viêm amidan, viêm phổi cata trên heo cai sữa. Tử số cao ở heo con với dấu hiệu thần kinh, có hay không có liên quan đến xáo trộn sinh sản.

·                Cảm nhiễm đường hô hấp trên heo do Coronavirus thường dẫn đến viêm phế quản phổi cata với biểu hiện sốt, ho và kém ăn trên heo.

·                Và còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh trên đường hô hấp tương tự như Circovirus, giun phổi hay là do môi trường ẩm thấp, lượng khí NH3 cao hay do stress nhiệt sẽ mở đường cho P. multocida khởi phát.

Bệnh tích M. hyopeneumoniae có nhiều vùng gan hóa, tụy tạng hóa mang tính đối xứng trên phổi. Có thể bệnh tích khá đặc trưng nhưng không chuyên biệt vì cũng có thể do tác nhân khác gây bệnh tích tương tự.

 

8.             Điều trị:

Goodwin (1972) sử dụng thuoc thu y Tylosine 10mg/kg thể trọng mỗi ngày tiêm bắp từ ngày xuất hiện triệu chứng và kéo dài 3 ngày thì làm giảm tính trầm trọng của bệnh. Van Buren (1983) trộn Lincomycin vào thức ăn với liều 200 g/tấn trong 3 tuần lễ đã làm giảm tỷ lệ mới bệnh mới phát và giảm tính trầm trọng của bệnh và kết quả là cải thiện được sức sản xuất.

Do thiếu vách tế bào nên M. hyopneumoniae không nhạy cảm với -lactam và nói chung kháng lại các Polymycin, Rifammycine và các Sulfamide.

Theo Maes (1996) thì một vài kháng sinh thuộc nhóm Quinolone thế hệ mới như Enrofloxacine, Norfloxacine hay Danofloxacine đạt hiệu quả cao trong việc chống lại mầm bệnh này.

9.             Phòng bệnh:

Mycoplasma hyopneumoniae là sự “ngừng” của heo thịt ở giai đoạn 50-60 kg. Các tham số quan sát được là sự tăng của các chỉ số tiêu thụ thức ăn 10% (Muirhead, 1989) và giảm hiệu quả tăng trọng 12-15% (Pointon, 1985). Ta có thể thấy rõ là heo thịt dường như ngừng lớn mặc dù vẫn sử dụng lượng thức ăn hàng ngày gần như bình thường. Trung bình mất hơn khoảng 15 ngày nuôi vỗ béo cho một con heo mắc bệnh do M. hyopneumoniae so với heo khỏe mạnh (trích dẫn bởi Trần Ngọc Ánh, 1999). Do đó việc vạch ra chiến lược để phòng chống và ngăn ngừa bệnh do M. hyopneumoniae cần được chú trọng.

Một số biện pháp được đề nghị như trộn kháng sinh vào thức ăn cho heo ở giai đoạn nhạy cảm với M. hyopneumoniae, tuy nhiên cần thận trọng do nó dễ gây ra dòng kháng khuẩn. Phòng bệnh bằng vaccine cho kết quả khả quan hơn, mặc dù vaccine không hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh nhưng làm giảm đáng kể bệnh tích trên phổi. Tiêm Vaccine cho nái mang thai dẫn đến mức kháng thể heo con nhận được qua sữa đầu cao hơn gấp 3 lần so với bình thường (Clack, 1999). Một số Vaccine phòng bệnh do M. hyopneumoniae có mặt trên thị trường Việt Nam hiện nay như M+PAC, Respisure R, Respisure_One, Hyoresp, mới nhất là Suigen.

Trong thực tế, vệ sinh phòng bệnh tốt đã đem lại hiệu quả cao trong công việc ngăn ngừa bệnh.

Phương pháp phổ biến hiện nay là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Thực hiện chương trình “cùng vào, cùng ra” là phương cách hiệu quả để kiểm soát đàn heo bị nhiễm bệnh (Clack và CTV, 1999). Theo cách quản lý này chúng ta có thể ngăn diễn tiến bệnh lây theo chiều ngang do những heo mới tiếp tục được thêm vào đàn cũ có thể nhiễm từ đàn cũ. Chúng ta có thể áp dụng hệ thống cai sữa sớm dựa trên việc sử dụng kháng sinh cho heo nái trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh để tạo ra những đàn heo có mức nhiễm M. hyopneumoniae thấp. Kháng thể truyền qua sữa đầu bảo vệ tạm thời cho heo con, nhưng kháng thể này nhanh chóng giảm đi nhiều. Cai sữa sớm và tách heo con ra khỏi môi trường nuôi cũ ở khoảng 21 ngày có thể tác động lên đàn heo như mật độ nuôi cao, di chuyển thú, tách-nhập đàn, nhiệt độ thay đổi, đánh đập thú… Do yếu tố Stress có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, mà điều này dễ dẫn đến vấy nhiễm M.hyopneumoniaetừ môi trường.

Do đó cách tốt nhất để kiểm soát được bệnh do M. hyopneumoniae gây ra là phối hợp hệ thống miễn dịch, kiểm soát Mycoplasma bằng thuốc và cải tiến các phương pháp chẩn đoán một cách đặc hiệu, nhạy, nhanh và kinh tế nhất.

PGS.TS Nguyễn Văn Khanh

 

Bài viết cùng chuyên mục

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Chi tiết
Bắt 5 xe chở lợn nhễm dịch đi các tỉnh tiêu thụ
Ngày 4/5, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng bắt 5 xe vận chuyển lợn vào Thanh Hóa và các tỉnh khác tiêu thụ.
Chi tiết
Quảng Ninh là địa phương thứ 12 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Sáng ngày 9/3, ngay sau khi phát hiện ổ dịch lợn tả châu Phi (DTLCP) tại xã Yên Đức (TX Đông Triều) các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh tránh để bệnh dịch lây lan phát tán.
Chi tiết
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 6 tỉnh
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 28/02/2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505 kg) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Chi tiết
Thông tin mới về dịch tả lợn Châu Phi: Không phát sinh thêm ổ dịch
Ngày 21/02/2019 - Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nhiều ngày qua tại một số xã ở hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên phát hiện có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Chi tiết
Cập nhật tình hình mới nhất dịch lở mồm long móng
Ngày 11/02/2019- Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam,...) làm nhiều gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy và đang có chiều hướng lây lan, diễn biến rất phức tạp.
Chi tiết
Long An: Cơn "địa chấn" mang tên... tôm chết
Gần 1.600 hộ nuôi tôm tại xã Tân Chánh (Cần Đước, Long An) bỗng dưng trở thành “con nợ” khi hàng triệu con tôm thả nuôi tại hàng trăm ha ao đầm bỗng…lăn đùng ra chết. 30 tỷ đồng của xã nghèo nhất huyện Cần Đước đang “bốc hơi” theo con tôm.
Chi tiết
Dịch tai xanh khiến giá thực phẩm biến động
Giá thực phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội thời gian gần đây bị biến động do dịch bệnh lợn tai xanh đang lan rộng ở Hà Nội và các địa phương lân cận.
Chi tiết
BẠI LIỆT SAU KHI ĐẺ
bệnh thường gặp ở bò sữa, gây thiệt hại nghiêm trọng
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 12
Tổng truy cập: 944795
Thông tin hỗ trợ