Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Bắt 5 xe chở lợn nhễm dịch đi các tỉnh tiêu thụ
Ngày 4/5, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng bắt 5 xe vận chuyển lợn vào Thanh Hóa và các tỉnh khác tiêu thụ.

 Nhiều mẫu xét nghiệm từ những xe vận chuyển này dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi và nghi ngờ sử dụng giấy kiểm dịch giả. Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

Ngày 4/5, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vận chuyển qua Trạm Kiểm dịch động vật Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn), ca trực nhận thấy số xe vận chuyển lợn qua Trạm có nguồn gốc trên giấy tờ từ tỉnh Hà Nam vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng so với ngày thường.

Lúc 16h00 cùng ngày, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển số 90C-024.81 chở lợn đi qua trạm. Lái xe cung cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch động vật chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Hà Nam đến Nghệ An, số 03301/CN-KDĐV-UQ ngày 4/5/2019 có tên Kiểm dịch viên Hoàng Văn Bình, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam ký cấp, trên xe có vận chuyển 11 con lợn (thiếu 1 con so với Giấy Kiểm dịch động vật là 12 con lợn).

Tiếp đó, vào lúc 20h00 ngày 4/5, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra xe ô tô biển số 47C-046.88 có chở lợn đi qua trạm. Lái xe cung cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch động vật chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh Hà Nam đến tỉnh Đồng Nai, số 03311/CN-KDĐV-UQ ngày 4/5/2019 cũng có tên Kiểm dịch viên Hoàng Văn Bình, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam ký cấp, trên xe có vận chuyển 220 con lợn.

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan thú y Vùng III, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã làm việc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam để xác minh về hồ sơ chứng nhận kiểm dịch. Ông Hoàng Văn Bình - Kiểm dịch viên thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam cam kết đây không phải là giấy Chứng nhận kiểm dịch do mình cấp.

Sau khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm của 2 xe vận chuyển lợn trên tại Trạm Kiểm dịch Động vật Dốc Xây, Sở NN-PTNT Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo Chi cục Thú y Thanh Hóa phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Tĩnh Gia, mở rộng kiểm tra phát hiện thêm có 2 xe vận chuyển lợn (trên giấy tờ ghi vận chuyển từ Hà Nam, Nam Định) về địa bàn 2 xã Thanh Sơn, xã Triêu Dương, huyện Tĩnh Gia.

Ông Hoàng Ngọc Cường ở thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn cho biết, ngày 4/5/2019 ông có mua 50 con lợn từ Hà Nam đem về địa phương để bán cho các điểm giết mổ. Đến thời điểm kiểm tra tổng đàn lợn tại gia đình là 32 con. Ông Cường cung cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch động vật chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Hà Nam đến Thanh Hóa, số 03297/CN-KDĐV-UQ ngày 4/5/2019 có tên Kiểm dịch viên của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nam ký cấp.

Tuy nhiên, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam khẳng định không cấp giấy Chứng nhận Kiểm dịch động vật trên để vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn tỉnh.

Còn ông Lê Đình Hào ở thôn Thanh Cao, xã Triêu Dương cho biết, ngày 3/5/2019 ông có mua 31 con lợn từ Nam Định đem về địa phương để bán cho các điểm giết mổ, đến thời điểm kiểm tra tổng đàn lợn tại gia đình là 21 con. Ông Hào có cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh số 008064/CN-KDĐV-UQ ngày 3/5/2019 do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định cấp nhưng giấy chứng nhận kiểm dịch này lại cấp cho đàn lợn khác.

Khoảng 17h20 Công an huyện Nông Cống bắt giữ xe chở lợn mang biển số 36C-121.37 trên xe còn lại 11 con lợn. Trạm Thú y huyện Nông Cống đã kiểm tra hồ sơ kiểm dịch thì phát hiện giấy kiểm dịch không đúng theo mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y (nghi giấy kiểm dịch là giấy giả). Qua mở rộng điều tra, chủ xe đã khai bán đi tổng số 14 con lợn, trong đó bán lên xã Yên Lạc (Như Thanh) 4 con, bán về xã Các Sơn (Tĩnh Gia) 10 con do bán dọc đường nên không xác định được người mua.

Sau khi bắt giữ các xe chở lợn có dấu hiệu vi phạm, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã gửi mẫu đến Chi cục Thú y vùng III xét nghiệm. Đến 13h15 ngày 5/5/2019, 2/5 mẫu lấy từ xe ô tô mang biển kiểm soát 90C-024.81; 3/5 mẫu lấy từ xe ô tô mang biển số 47C-046.88; 2/3 mẫu lấy từ số lợn của ông Cường; 2/3 mẫu lấy từ số lợn của ông Hào; 3/11 mẫu lấy từ số lợn trên xe mang biển số 36C-121.37 dương tính với virus DTLCP. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiêu hủy 294 con lợn với tổng trọng lượng 26.317kg.

Theo: Nông nghiệp VN

Bài viết cùng chuyên mục

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Chi tiết
Quảng Ninh là địa phương thứ 12 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Sáng ngày 9/3, ngay sau khi phát hiện ổ dịch lợn tả châu Phi (DTLCP) tại xã Yên Đức (TX Đông Triều) các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh tránh để bệnh dịch lây lan phát tán.
Chi tiết
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 6 tỉnh
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 28/02/2019, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 2.349 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 172.505 kg) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Chi tiết
Thông tin mới về dịch tả lợn Châu Phi: Không phát sinh thêm ổ dịch
Ngày 21/02/2019 - Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nhiều ngày qua tại một số xã ở hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên phát hiện có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Chi tiết
Cập nhật tình hình mới nhất dịch lở mồm long móng
Ngày 11/02/2019- Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam,...) làm nhiều gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy và đang có chiều hướng lây lan, diễn biến rất phức tạp.
Chi tiết
Long An: Cơn "địa chấn" mang tên... tôm chết
Gần 1.600 hộ nuôi tôm tại xã Tân Chánh (Cần Đước, Long An) bỗng dưng trở thành “con nợ” khi hàng triệu con tôm thả nuôi tại hàng trăm ha ao đầm bỗng…lăn đùng ra chết. 30 tỷ đồng của xã nghèo nhất huyện Cần Đước đang “bốc hơi” theo con tôm.
Chi tiết
Dịch tai xanh khiến giá thực phẩm biến động
Giá thực phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội thời gian gần đây bị biến động do dịch bệnh lợn tai xanh đang lan rộng ở Hà Nội và các địa phương lân cận.
Chi tiết
BẠI LIỆT SAU KHI ĐẺ
bệnh thường gặp ở bò sữa, gây thiệt hại nghiêm trọng
Chi tiết
DỊCH VIÊM PHỔI TRÊN HEO
Trong ngành chăn nuôi heo của nhiều nước trên thế giới kể cả Việt Nam, các bệnh đường hô hấp có thể gây ra những tổn thất kinh tế đáng kể. Bệnh đường hô hấp ở heo có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau gây nên như vi khuẩn A
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 4
Tổng truy cập: 1001898
Thông tin hỗ trợ