Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Định hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững
Với vai trò một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, song những khó khăn liên tiếp về thiên tai, dịch bệnh, thị trường, đầu tư... trong thời gian qua, khiến ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng tiềm năng.

 Thực tế đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần tái cấu trúc ngành theo hướng bền vững.

Những thách thức và sự cần thiết phải tái cấu trúc Thực hiện đường lối đổi mới, từ năm 1986 đến nay, chăn nuôi đã có những bước phát triển quan trọng. Năm 2011, tổng đàn bò cả nước đạt hơn 5,63 triệu con, lợn 27,5 triệu con, gia cầm hơn 322 triệu con. Sản phẩm thịt đạt 4,3 triệu tấn; 7,2 tỷ quả trứng và 345.400 tấn sữa. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 11 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng từ 6 đến 8%/năm.

Tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngành chăn nuôi nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. So với thế giới, Việt Nam đạt mức thực phẩm bình quân đầu người thấp, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Hằng năm, nước ta vẫn phải nhập gần 100 nghìn tấn thịt, chiếm từ 3 đến 4% so nhu cầu. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, khó kiểm soát chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi trang trại tăng nhanh nhưng thiếu bền vững, chưa có chiến lược quy hoạch theo giống vật nuôi và theo vùng sinh thái. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, luôn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh với tần suất xuất hiện có xu hướng ngày một ngắn lại. Kiểm soát xử lý môi trường chưa thường xuyên cho nên ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra ngày càng nghiêm trọng. Năng suất hiệu quả chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém. Các chỉ tiêu quan trọng của giống vật nuôi nước ta như khả năng sinh sản, sinh trưởng chỉ bằng 85 đến 90% thế giới, chi phí cho một đơn vị sản phẩm cao hơn các nước 1,15 đến 1,2 lần. Tốc độ tăng đầu con gia súc, gia cầm kéo theo sự nhập khẩu nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y làm giá thành sản phẩm tăng cao hơn các nước trong khu vực. Ðầu tư cho khoa học chưa thỏa đáng, con giống thường xuyên phải nhập, chỉ riêng giống gà bố mẹ cả hướng trứng và hướng thịt hằng năm nước ta phải nhập hơn hai triệu con chưa kể nhập lậu qua biên giới. Hệ thống tổ chức, quản lý ngành chăn nuôi còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ, quản lý  hạn chế, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà. Trong nhiều năm qua, việc giết mổ và chế biến gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến mức được báo động nhưng chưa có chuyển biến tích cực. Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, hàng nhập lậu tràn lan ảnh hưởng lớn tới phát triển chăn nuôi trong nước và làm giảm hiệu quả đầu tư ở lĩnh vực này. Vốn đầu tư cho chăn nuôi còn hạn hẹp, chưa được quan tâm đúng mức, lãi suất cao, khó tiếp cận. Cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển chăn nuôi chưa thông thoáng, chưa tạo môi trường thuận lợi, chưa có ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư.

Ðể đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa có tỷ trọng cao hơn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 16-1-2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân từ 5 đến 7%/năm, giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp đạt hơn 42%; sản lượng thịt đạt hơn 5,5 triệu tấn.

Trước những khó khăn nêu trên, để đạt được những mục tiêu trong chiến lược đến năm 2020, chúng ta cần tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính là quá trình đưa hoạt động chăn nuôi vượt ra khỏi vị trí, là hoạt động kinh tế phụ gia đình và phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa có quy mô và tỷ suất cao, xét cho cùng là hình thành một ngành công nghiệp đặc thù.

Những giải pháp cụ thể

Trước hết, cần xây dựng đội ngũ quản lý ngành có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi, hệ thống tổ chức cần được xây dựng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Ðẩy mạnh nghiên cứu dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi để tạo cuộc cách mạng về năng suất, chất lượng chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi, giết mổ, chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm. Thành lập một số trung tâm nghiên cứu xuất sắc ở các vùng miền. Triển khai triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NÐ-CP của Chính phủ. Nâng cao năng lực hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo sự đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ về chăn nuôi. Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại, gia trại đổi mới ứng dụng công nghệ, thiết bị đồng bộ hiện đại trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến. Áp dụng nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn GMP, HACCP, VietGAP trong sản xuất. Hoàn thiện chương trình khuyến nông chăn nuôi, xây dựng được những mô hình hoàn chỉnh hiệu quả kinh tế cao có sức thuyết phục và sự lan tỏa trong sản xuất.

Ðể có sản phẩm chăn nuôi có đủ tiêu chí chất lượng, quy mô và tỷ suất hàng hóa cao, không con đường nào khác phải chăn nuôi trang trại, do vậy cần phải có chính sách tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại theo hướng công nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi phân tán, phân bố lại các cơ sở chăn nuôi. Thực hiện Quyết định 396/QÐ-TTg ngày 20-4-2004 của Thủ tướng Chính phủ chuyển dần các cơ sở chăn nuôi tập trung đến nơi quy hoạch xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng. Ðối với doanh nghiệp trong nước: sửa đổi Nghị định 61/2010/NÐ-CP khuyến khích tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực vào phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm, chế tạo thiết bị chăn nuôi, bảo quản thực phẩm. Với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: Rà soát điều chỉnh cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, kiểm soát trình độ công nghệ, thiết bị  ưu tiên công nghệ cao đồng bộ bảo đảm vệ sinh môi trường, chia sẻ lợi ích với người chăn nuôi, cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng trong giải quyết thủ tục đầu tư.

Ðể góp phần phát triển sản xuất, một trong những giải pháp quan trọng là quản lý thị trường cần thực thi nghiêm túc, công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần thường xuyên hơn nữa, tổ chức dán nhãn cấp chứng chỉ để giảm thiểu hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại tuy đã có chuyển biến song cần có dự báo thị trường trong nước và quốc tế một cách chính xác, tích cực tổ chức hội chợ, triển lãm ở nhiều vùng và phát triển thị trường tiêu thụ.

Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng giảm nhanh so tổng chi ngân sách trong nhiều năm qua, chưa tương xứng với đóng góp của khu vực nông nghiệp và chăn nuôi. Ðầu tư vào chăn nuôi đã ít lại phân tán, manh mún, trong giai đoạn tới cần bố trí đủ vốn cho chương trình giống vật nuôi tại Quyết định số 2194/QÐ-TTg ngày 25-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng đủ ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại công nghiệp, giết mổ, chế biến tập trung. Nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ công nghiệp.

Có chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học chăn nuôi thú y, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ bắt kịp khu vực và thế giới. Tăng cường huấn luyện cho các chủ trang trại, gia trại nhất là đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ. Ðổi mới, nâng cao chất lượng chương trình dạy nghề theo Quyết định số 1956/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ðẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế để tranh thủ công nghệ cao, học tập trao đổi kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Thực hiện tốt việc tái cấu trúc ngành chăn nuôi sẽ góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới thành công.

TS PHÙNG ÐỨC TIẾN

Ủy viên Thường trực, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Theo: Báo Nhân Dân

Bài viết cùng chuyên mục

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Chi tiết
Phú Yên: Chủ động bảo vệ vật nuôi giai đoạn giao mùa
Hiện nay, thời tiết đang vào giai đoạn giao mùa, mưa nắng thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh gây hại đàn vật nuôi. Để bảo toàn đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa.
Chi tiết
Đề xuất chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi
Từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng là rất cao
Chi tiết
12 YẾU TỐ CƠ BẢN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm, dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình chăn nuôi cũng đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở. Do đó việc phát hiện, phòng và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến hội chứng giảm đẻ trên gia cầm là vô cùng quan trọng. #1_Độ_tuổi
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 26/7: Quay đầu giảm tại hầu hết các vùng trên cả nước
Giá heo hơi hôm nay 26/7/2022 đồng loạt giảm, có nơi giảm sâu tới 5.000 đ/kg. Hiện, thị trường heo hơi 3 miền đang thu mua ở mức 63.000 - 71.000 đ/kg.
Chi tiết
Sét đánh vào trang trại khiến hơn 6.000 con gà chết, thiệt hại hơn 1,4 tỉ đồng.
Một tia sét trong trận mưa lớn lúc rạng sáng làm hỏng hệ thống quạt tại một trang trại khiến hơn 6.000 con gà bị chết, thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng.
Chi tiết
Giải pháp giảm chi phí chăn nuôi trong thời điểm giá thức ăn tăng cao.
Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, các công ty thức ăn chăn nuôi đã thông báo tăng giá 6 lần. Mỗi lần tăng từ 8 - 12 nghìn đồng/bao.Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến các hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Lương đã tìm các giải pháp thích ứng phù hợp để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 15/7/2022: Vượt mốc 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 15/7/2022 vẫn duy trì đà tăng trưởng khi tăng thêm 1.000 - 2.000 đ/kg.Giá heo hơi tại miền Bắc cao nhất 71.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua heo hơi 3 miền đang ở mức 54.000 - 71.000 đ/kg.
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 12/6: Miền Bắc chững giá, miền Nam tiếp tục đi lên
Sau nhiều ngày tăng liên tiếp, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang có dấu hiệu chững lại, khu vực các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục tăng lên.
Chi tiết
Bắt 5 xe chở lợn nhễm dịch đi các tỉnh tiêu thụ
Ngày 4/5, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng bắt 5 xe vận chuyển lợn vào Thanh Hóa và các tỉnh khác tiêu thụ.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 7
Tổng truy cập: 905137
Thông tin hỗ trợ