Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Gà thải loại Trung Quốc tràn vào Việt Nam ước tính từ 70.000 - 100.000 tấn / năm
Với gia cầm giống, ước tính riêng tại Móng Cái và Lạng Sơn mỗi ngày có 40.000-100.000 gà giống từ Trung Quốc vào VN. Gia cầm nhập lậu đang đẩy chăn nuôi trong nước vào thế cực kỳ khó khăn khi tổng đàn gà, lợn, trâu bò 10 tháng đầu năm 2012 đều giảm so với cùng kỳ năm 2011, giá trứng gà công nghiệp có thời điểm hạ xuống trên 900 đồng/quả.

Báo cáo của Cục Chăn nuôi tại hội nghị phòng chống dịch trên gia súc gia cầm và gia cầm nhập lậu tổ chức ngày 26/10 cho thấy mỗi ngày đang có 100-300 tấn gia cầm nhập lậu vào VN.

 

Vi-rút gây dịch cúm gia cầm đã biến đổi

“Giá gà loại thải tại Móng Cái là 30.000-35.000 đồng/kg, nhưng bên Trung Quốc chỉ 15.000 đồng/kg. Ngay tại Thái Lan họ cũng không dùng gà loại thải mà coi là phụ phẩm dùng cho gia súc, giá rất rẻ chỉ 10.000 đồng/kg. Người Trung Quốc cũng không ăn hoặc rất ít ăn gà loại thải do có thể trong thịt gà tồn dư một số chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe”, đại diện Cục Chăn nuôi cho hay.

 Không chỉ có gà thải loại sống gây hại, phụ phẩm gia cầm đông lạnh và trứng gia cầm được vận chuyển lậu vào VN rất nhiều để bán cho quán ăn và chợ cóc. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần, các phụ phẩm này đều bị để đông lạnh quá lâu, có thể được bảo quản bằng hóa chất độc hại, thậm chí đã bị phân hủy vẫn được các đầu nậu chế biến đưa vào quán ăn, trường học và nhiều trường hợp đã bị ngộ độc.

“Đây là việc của ngành nông nghiệp, đừng đổ thừa trách nhiệm của quản lý thị trường, hải quan rồi chấp nhận đại họa nguy hiểm. Anh em hãy tự rà soát, ngành nào, cấp nào chịu trách nhiệm ở khâu nào, có thể nhờ báo chí tạo dư luận ủng hộ cái đúng” - ông Tần nói.

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, virút gây bệnh đã có biến đổi và chưa có văc-xin tiêm phòng. Về cơ bản các nhánh vi-rút mới đã lưu hành hầu khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên và Đông Nam bộ, nhánh vi-rút cũ lưu hành ở Tây Nam bộ. Ngoài ra có một nhóm virút mới gây chết nhanh và nhiều thủy cầm xuất hiện khắp các tỉnh từ Lạng Sơn tới Quảng Ngãi. Tại hội nghị, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ sớm có hàng rào kỹ thuật để giảm nhập thực phẩm chất lượng kém vào VN.

 

Ồ ạt nhập gà loại thải

Báo cáo của Cục Chăn nuôi tại hội thảo cho biết cao điểm mỗi ngày gà loại thải từ Trung Quốc nhập qua Quảng Ninh 100-200 tấn, Lạng Sơn 100 tấn. Ước tính mỗi năm có 70.000-100.000 tấn gà loại thải vào VN riêng từ Trung Quốc. Trứng và nội tạng vào không thường xuyên, chỉ khi nào Trung Quốc loại thải nhiều và giá rẻ hàng mới tràn vào. Đó là chưa kể trên 10.000 tấn gà đông lạnh nhập từ Hàn Quốc với giá nhập khẩu 17.000 đồng/kg, trong đó có một số lô sắp hết hạn sử dụng.

Theo một phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, chín tháng đầu năm 2012 tỉnh đã tiêu hủy trên 3 tấn nội tạng gia súc gia cầm, trên 8,6 tấn nầm lợn, 405kg chân gà vịt cùng nhiều thịt trâu, bò, gia cầm. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi của tảng băng gia cầm nhập lậu vào VN, bởi riêng khu vực thành phố Hạ Long, chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh Đoàn Duy Ái cho hay đã có 9 xe chuyên chở gia cầm lậu.

 

Chưa làm hết trách nhiệm

Theo ông Đoàn Duy Ái, khi nào bộ, cục có văn bản, các lực lượng vào cuộc thì gia cầm lậu giảm ngay, chứng tỏ không phải chúng ta không chống được mà đã thật sự muốn chống hay chưa?

 “Đừng đổ lỗi cho khách quan, đường biên dài. Chúng tôi đi dọc đường biên, kể cả đi đêm, đã xác định được địa điểm tập kết hàng. Phải nói thẳng là các lực lượng chức năng chưa làm hết trách nhiệm, trong khi trách nhiệm đã rõ: ở cửa khẩu là việc của hải quan, trên thị trường là của quản lý thị trường, kiểm dịch là của thú y”, ông Ái nói.

Khảo sát của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố tại hội nghị cho biết ở phía Bắc, giá gà thịt công nghiệp lông trắng 29.000-30.000 đồng/kg, phía Nam từ 25.000-26.000 đồng/kg, với giá này người chăn nuôi đang lỗ 2.000-4.000 đồng/kg. Giá lợn thịt ở miền Bắc đang đứng ở mức 43.000-44.000 đồng/kg, ở miền Nam dao động quanh 39.000-42.000 đồng/kg. Với giá này người chăn nuôi đang lỗ 1.000-3.000 đồng/kg. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng đàn gia cầm, lợn và trâu bò chín tháng đầu năm 2012 đều giảm hơn so với cùng kỳ năm 2011, do giá thương phẩm giảm nhưng giá thức ăn lại tăng 5-10%.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vấn đề quản lý thuoc thu y, một lĩnh vực còn mới mẻ của ngành, qua hơn 10 năm hoạt động đã đạt được nhiều tiến bộ. Các văn bản hướng dẫn về quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm bảo đảm thuoc thu y đạt ba tiêu chí: chất lượng, an toàn và hiệu lực đã phục vụ đắc lực và kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm ATVSTP. Đến nay, cả nước đã có hơn 100 nhà sản xuất thuoc thu y với hơn 5.000 sản phẩm, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Cả nước đã có chín doanh nghiệp được cấp chứng chỉ GMP trong sản xuất thuoc thu y, tiếp theo đó là hai doanh nghiệp đang xây dựng nhà máy mới cũng theo tiêu chuẩn này và sáu doanh nghiệp nữa cũng đang có nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất theo GMP. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã được áp dụng ở 18 nhà máy. Nhiều nhà máy đang phấn đấu đạt cả ba tiêu chí: GMP ( thực hành sản xuất tốt), GLP (thực hành kiểm nghiệm tốt), GSP (thực hành bảo quản tốt) đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, còn có gần 200 nhà sản xuất của 35 quốc gia đăng ký lưu hành gần 1.800 sản phẩm thuoc thu y tại Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh thuoc thu y cũng phát triển rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đáp ứng kịp thời thuốc phòng trị bệnh động vật phục vụ chăn nuôi.

 

Vấn đề nâng cao năng lực của ngành thú y cần phải gắn với công tác giáo dục - đào tạo. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo chiều hướng số lượng đi đôi với chất lượng ngày càng được quan tâm. Để cung cấp lực lượng cán bộ thú y có chất lượng cho ngành, chín trường đại học trong cả nước hằng năm đã đào tạo hàng nghìn bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, thủy sản. Các trường trung cấp nông nghiệp trung ương và các tỉnh mỗi năm bổ sung hàng nghìn cán bộ trung cấp, thú y viên cho các địa phương. Đến nay, hệ thống ngành thú y được thiết lập ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với đội ngũ cán bộ thú y ngày càng phát triển vững mạnh. Họ là những con người miệt mài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lao động, sản xuất trên mọi miền đất nước, đặc biệt là anh chị em làm công tác thú y ở phường, xã, thôn, bản, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1569/TTg-NN ngày 19-10-2007 về việc hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã, theo đó đồng ý nguyên tắc để các địa phương thực hiện hỗ trợ cho nhân viên thú y cấp xã bằng hệ số 1 so với mức lương tối thiểu hiện hành, đến nay cả nước đã có hơn 50 tỉnh có chế độ cho thú y xã, thôn. Bên cạnh đó, ngày 21-1-2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BNN quy định thú y viên ở xã có 11 nhiệm vụ về thú y và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, kiểm soát chất lượng thịt tiêu thụ trên thị trường đã được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Đác Lắc, Long An... Hệ thống kiểm tra vệ sinh thú y được thiết lập góp phần vào chương trình bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; các phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II đạt được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, có khả năng phân tích chất tồn dư trong thực phẩm.

Đóng góp một phần không nhỏ vào việc ngăn chặn dịch bệnh động vật từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, cũng như ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong nước là hệ thống kiểm dịch. Đến nay, cả nước đã có 48 trạm kiểm dịch cửa khẩu và khoảng 60 trạm/chốt kiểm dịch nội địa, chưa kể tới các chốt được thành lập khi có dịch. Thời gian vừa qua, kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu đã góp phần không nhỏ trong việc phát hiện bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào như bệnh sảy thai truyền nhiễm, PRRS ở đàn lợn nhập nội. Gần đây, việc hướng dẫn kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, việc quá cảnh, chuyển khẩu đã được thực hiện qua mạng điện tử, tạo thuận lợi và giảm phiền hà cho các doanh nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngăn chặn tiêu chảy ở heo con hiệu quả thông qua cải thiện sức khỏe đường ruột
Với hệ đường ruột còn non yếu, vấn đề tiêu hóa của heo con là mối quan tâm của tất cả các nhà chăn nuôi. Các bệnh đường ruột như heo đi phân lỏng, tiêu chảy cấp tính… có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Chi tiết
Phú Yên: Chủ động bảo vệ vật nuôi giai đoạn giao mùa
Hiện nay, thời tiết đang vào giai đoạn giao mùa, mưa nắng thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh gây hại đàn vật nuôi. Để bảo toàn đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa.
Chi tiết
Đề xuất chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi
Từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng là rất cao
Chi tiết
12 YẾU TỐ CƠ BẢN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm, dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình chăn nuôi cũng đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở. Do đó việc phát hiện, phòng và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến hội chứng giảm đẻ trên gia cầm là vô cùng quan trọng. #1_Độ_tuổi
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 26/7: Quay đầu giảm tại hầu hết các vùng trên cả nước
Giá heo hơi hôm nay 26/7/2022 đồng loạt giảm, có nơi giảm sâu tới 5.000 đ/kg. Hiện, thị trường heo hơi 3 miền đang thu mua ở mức 63.000 - 71.000 đ/kg.
Chi tiết
Sét đánh vào trang trại khiến hơn 6.000 con gà chết, thiệt hại hơn 1,4 tỉ đồng.
Một tia sét trong trận mưa lớn lúc rạng sáng làm hỏng hệ thống quạt tại một trang trại khiến hơn 6.000 con gà bị chết, thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng.
Chi tiết
Giải pháp giảm chi phí chăn nuôi trong thời điểm giá thức ăn tăng cao.
Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, các công ty thức ăn chăn nuôi đã thông báo tăng giá 6 lần. Mỗi lần tăng từ 8 - 12 nghìn đồng/bao.Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến các hộ dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Lương đã tìm các giải pháp thích ứng phù hợp để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 15/7/2022: Vượt mốc 70.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 15/7/2022 vẫn duy trì đà tăng trưởng khi tăng thêm 1.000 - 2.000 đ/kg.Giá heo hơi tại miền Bắc cao nhất 71.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua heo hơi 3 miền đang ở mức 54.000 - 71.000 đ/kg.
Chi tiết
Giá heo hơi hôm nay 12/6: Miền Bắc chững giá, miền Nam tiếp tục đi lên
Sau nhiều ngày tăng liên tiếp, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang có dấu hiệu chững lại, khu vực các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục tăng lên.
Chi tiết
Bắt 5 xe chở lợn nhễm dịch đi các tỉnh tiêu thụ
Ngày 4/5, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng bắt 5 xe vận chuyển lợn vào Thanh Hóa và các tỉnh khác tiêu thụ.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 4
Tổng truy cập: 904955
Thông tin hỗ trợ