Cần xây dựng lại tủ thuoc thu y cơ sở
Mục đích của việc xây dựng tủ thuốc (TYCS) tại các xã là để lực lượng TYCS có điều kiện tác nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm bảo đảm phòng chống tốt các loại dịch bệnh trên vật nuôi tại địa phương, xây dựng vùng dịch an toàn. Tủ thuốc TYCS chủ yếu là được các dự án hỗ trợ về các xã nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, chỉ hoạt động được một thời gian ngắn, đến nay, hầu hết các tủ thuốc TYCS đều không phát huy được hiệu quả.
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, do tủ thuốc đã xây dựng khá lâu, công tác quản lý tủ thuốc tại các xã kém nên phần lớn các tủ thuoc thu y đến nay không phát huy được tác dụng. Việc xây dựng lại tủ thuốc TYCS là không khó, song điều quan trọng là làm sao để quản lý tốt và phát huy được hiệu quả của tủ thuốc, đưa tủ thuốc ngày càng mở rộng quy mô. Để làm được điều này, không ai khác ngoài vai trò của chính quyền địa phương.
Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị chỉ đạo, hỗ trợ về mặt kỹ thuật còn chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng xã an toàn dịch bệnh, trong đó có việc phát huy hiệu quả của tủ thuốc. Việc khôi phục lại các tủ thuốc TYCS mang lại nhiều lợi ích trong công tác phòng chống dịch bệnh, không chỉ làm giảm chi phí tiêm phòng mà còn giúp cho cán bộ TYCS chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, chất lượng các loại thuốc và văcxin được bảo quản tốt.
Nhờ đó, công tác phòng chống dịch được thực hiện kịp thời, thường xuyên và hiệu quả hơn nhiều. Việc xây dựng tủ thuốc TYCS cũng giúp cho người chăn nuôi có ý thức tốt hơn trong công tác phòng dịch, tự giác tiêm phòng, tích cực tham gia tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Xây dựng lại tủ thuốc TYCS, quản lý và phát huy tốt hiệu quả của tủ thuốc là cơ sở để xây dựng xã an toàn dịch bệnh, tạo tâm lý an tâm cho người chăn nuôi, từ đó góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Mạng lưới thú y cơ sở còn gặp nhiều khó khăn
Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương, mạng lưới TYCS còn gặp khá nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ thú y phụ trách xã, thôn còn mỏng. Tỉnh ta hiện có 157/159 xã, phường, thị trấn có mạng lưới thú y cơ sở. Nhiều xã có cán bộ thú y xã nhưng do địa bàn quá rộng không thể quản lý hết được, trong khi đó lực lượng cán bộ thú y thôn lại thiếu, gây khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát tình hình phát triển vật nuôi, đặc biệt là khi có dịch bệnh xảy ra.
Công tác tiêm phòng trên gia súc gia cầm cũng gặp nhiều bất cập, một số xã vùng sâu vùng xa khó kiểm soát, tiêm phòng không triệt để, còn bỏ sót khá nhiều. Điển hình là các xã Dân Hóa, Trọng Hóa (huyện Minh Hóa), do nằm cách xa trung tâm huyện, địa hình đi lại khó khăn, địa bàn rộng, phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên ý thức cũng kém. Khi có dịch phải huy động cán bộ thú y tuyến huyện và bộ đội biên phòng dập dịch nên công tác kiểm soát dịch rất khó khăn. Một số nơi, cán bộ thú y xã chưa phát huy được huy hết vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao nên hoạt động còn kém hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ TYCS còn ít, nhưng lại quản lý địa bàn rộng, chi phí đi lại cao mà chế độ phụ cấp công việc còn hạn chế nên chưa đáp ứng được với thực tế nhu cầu công việc và cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, trang thiết bị, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, một số nơi chưa có trụ sở làm việc ổn định, phải ghép cùng với các phòng ban khác. Một số trạm đang trong tình trạng xuống cấp.
Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh, trong năm 2011, dịch cúm gia cầm xảy ra ở 4 huyện (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch) buộc phải tiêu hủy 52.529 con, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho người dân. Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh nói đó chính là lý do cấp thiết phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống TYCS để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh. Cần có những chính sách hợp lý và sự quan tâm đúng mức đến người làm công tác TYCS, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ TYCS được nâng cao kiến thức, phổ biến kiến thức giúp người nuôi nâng cao ý thức trong việc phát triển gia súc gia cầm.
Bài viết cùng chuyên mục
Online | 8 |
Tổng truy cập: | 1070821 |