Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có khoảng trên 453.000 con gia súc (bao gồm: trâu, bò và lợn) và khoảng gần 2,5 triệu con gia cầm. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh đã và đang có chiều hướng phát triển mạnh theo hướng tập trung. Đồng nghĩa với đó là sự gia tăng của các loại dịch bệnh, như: LMLM, tụ huyết trùng, lợn tai xanh, dịch tả, cúm gia cầm... Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã có nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Năm 2010, nhờ nguồn vốn từ Chính phủ Đan Mạch, thông qua Dự án Danida, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai xây dựng tủ thuoc thu y tại 60 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí trên 350 triệu đồng. Năm 2011, với 100 triệu đồng từ Dự án, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục xây dựng thêm 48 tủ thuốc tại 48 xã, phường thị trấn. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai, mô hình được đánh giá là khả quan, đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu chữa bệnh tại chỗ trên đàn gia súc, gia cầm của người dân địa phương và ngày càng được mở rộng về các xã, bản vùng sâu, vùng xa khác trong toàn tỉnh.
Để đảm bảo hoạt động của các tủ thuốc, cán bộ thú y tỉnh, huyện định kỳ kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, để có đề xuất phương án hỗ trợ hay kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh. Cơ chế luân chuyển được duy trì nhằm đảm bảo thuốc trong tủ không bị quá hạn sử dụng. Đến nay, trên toàn tỉnh đã xây dựng được 108 tủ thuoc thu y /112 xã, phường, thị trấn và đang duy trì tốt. Các điểm dịch vụ này đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Có thể nói, việc xây dựng và duy trì thành công các tủ thuoc thu y cơ sở không chỉ góp phần hạn chế dịch bệnh và tổn thất từ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở các địa phương mà còn giúp người chăn nuôi thay đổi tư duy và thói quen sử dụng thuoc thu y bừa bãi, bước đầu hình thành cách chăn nuôi theo hướng công nghiệp và an toàn dịch bệnh.
Với mức hỗ trợ hơn 2 triệu đồng, mỗi tủ thuốc được trang bị các dụng cụ thú y cơ bản và khoảng 30 loại thuốc dùng điều trị các bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm. Vị trí đặt tủ thuốc được lựa chọn tại những nơi thuận tiện nhất, có thể đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu thuốc chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của người dân. Tùy từng địa phương lựa chọn, tủ thuốc có thể được đặt ở UBND xã, hoặc ngay tại nhà cán bộ thú y cơ sở. Cán bộ quản lý tủ thuốc đồng thời là thú y cơ sở trực tiếp chịu trách nhiệm kinh doanh và giữ quay vòng tủ thuốc với phương châm phục vụ bà con là chính. Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc. Giá bán được áp dụng theo quy định của nhà nước.
Không chỉ cấp kinh phí cho các địa phương xây dựng tủ thuốc, thông qua nguồn vốn của Dự án Danida, Chi cục Thú y tỉnh thường xuyên tổ chức lồng ghép các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cho đội ngũ thú y viên. Tại mỗi lớp tập huấn, các thú y viên được học tập, nghiên cứu và thực hành các kiến thức về: giám sát dịch bệnh ở vật nuôi, kỹ năng tiêm phòng vắc xin, vệ sinh tiêu độc khử trùng... Bên cạnh đó, tại đây, các thú y viên còn có cơ hội trao đổi kinh nghiệm hoặc đưa ra các câu hỏi và được giáo viên giải đáp cụ thể những thắc mắc phát sinh trong quá trình quản lý tủ thuốc hay triển khai phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở.
Giang Nam
Theo: Báo Điện Biên Phủ Online
Bài viết cùng chuyên mục
Online | 6 |
Tổng truy cập: | 1002220 |