Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Bệnh Lepto

1. Nguyên nhân:

Là bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều loài gia súc. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira gây ra. Các chủng xoắn khuẩn gây bệnh ở nước ta được xác định là L. pomona, L.icterohaemorrahagiae, L.batavie, L.mitis, L.canicola, L.hebdomadis... Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá. Ngoài ra có thể xâm nhập qua da, qua nhau thai hoặc bị côn trùng chích.

2. Triệu chứng:

- Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, thỉnh thoảng có những con run giật tăng dần, nhiều con kêu thét lên sau đó ngã chúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng. Thân nhiệt tăng cao 40 - 41,5oC. Sau 4 - 5 ngày, niêm mạc, da có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, mắt có ghèn, thậm chí bị mù. Heo con có thể thấy vàng da, sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy nhưng không quá 3 ngày nên khó nhận biết. Heo con theo mẹ bị thiếu máu, da nhợt nhạt và hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù rõ ở đầu.

- Thể mãn tính:
Bệnh phát âm ỉ, thời gian nung bệnh từ 3 - 20 ngày, heo ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, táo bón sau chuyển sang tiêu chảy, tiêu tiểu khó khăn, nước tiểu vàng, nước mắt chảy nhiều, thỉnh thoảng có những cơn run giật nhẹ. Mũi heo khô bóng, mõm sưng, dần dần mặt phù to, mi mắt sụp xuống.
Ở heo đực, bao dương vật sưng to trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được.
Ở heo con, da có thể bong từng mãng, có con hai chân sau bị liệt nằm một chỗ hoặc đi khập khiễng.
Heo nái thường có những rối loạn về sinh sản, sảy thai có thể từ 10 - 30% . Heo con đẻ ra chết ngay hoặc có thể sống nhưng còi cọc chết dần.

3. Phòng bệnh:

- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại định kỳ bằng Sun -iodine hoặc Sun -Antisep.
- Tiêu diệt các ký chủ trung gian, quan trọng nhất là chuột.
- Cách ly triệt để heo mới nhập, định kỳ kiểm tra huyết thanh học cho đàn heo sinh sản nhằm loại thải kịp thời heo mang trùng.
- Có thể phòng bệnh bằng vaccine cho heo ở những vùng bệnh đang lưu hành hoặc có nhiều nguy cơ đe doạ. Nên kiểm tra huyết thanh, định chủng Lepto từ đó có hướng sử dụng vaccine có những chủng phù hợp với vùng chăn nuôi để có khả năng miễn dịch cao.

4. Điều trị:

- Dùng Sun- Flodoxy tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng

- Dùng Sun- Analgin C hỗn dịch tiêm bắp 1ml/ 5-7 kg TT để trợ sức, hạ sốt kịp thời

- Dùng Sun- Multi B tiêm bắp 1ml/ 5-10 kg TT để trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng cho heo.

 





Các bài khác khác

BỆNH VIÊM RUỘT DO CLOSTRIDIUM PERFINGENS TRÊN HEO
Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C) gây ra. Bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, làm heo viêm ruột tiêu chảy nặng và chết. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ…
Chi tiết
BỆNH GLASSER TRÊN LỢN
Bệnh Glasser đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Parasuis (H.parasuis) gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo con từ 4-8 tuần tuổi.
Chi tiết
LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng và chữa trị bệnh có hiệu quả, xin giới thiệu vài nét cơ bản về bệnh lở mồm, long móng và các biện pháp phòng, chữa trị bệnh...
Chi tiết
PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN
Bệnh phó thương hàn hay còn gọi là Salmonellosis trên heo là bệnh do vi khuẩn salmonella (sal) gây ra với các triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao, mệt mỏi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp và tiêu chảy.
Chi tiết
LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN LỢN
Bệnh Liên cầu khuẩn trên lợn là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người.
Chi tiết
DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF)
Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
Chi tiết
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN
Vi khuẩn thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp. Khi có yêu tố bất lợi (thời tiết thay đổi, chuyển đàn, dinh dưỡng kém...) thì vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh.
Chi tiết
ĐÓNG DẤU LỢN
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra.
Chi tiết
BỆNH VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN (APP)
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thểtấn công hạch amidan đầu tiên, sau đó di chuyển đến các biểu mô phế nang và khu trú. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố cộng với nội độc tố có sẵn trong thành tế bào để gây nên các tổn thương bệnh lý trên phổi.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 4
Tổng truy cập: 901920
Thông tin hỗ trợ