Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng và chữa trị bệnh có hiệu quả, xin giới thiệu vài nét cơ bản về bệnh lở mồm, long móng và các biện pháp phòng, chữa trị bệnh...
 

 1.     Nguyên nhân
         - Bệnh do virus gây ra. Hiện nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asial. Ở Đông Nam Á, chủ yếu có 3 dạng: A, O, Asial.
         - Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ vận chuyển có mang mầm bệnh....
2.     Triệu chứng
         - Thời kỳ ủ bệnh LMLM gia súc thường từ 2 – 5 ngày (đối với trâu, bò) và 5 – 7 ngày (đối với lợn), nhiều nhất là 21 ngày.
         - Khi phát bệnh gia súc có triệu chứng:
          + Trong 2 - 3 ngày đầu gia súc sốt cao trên 40ºC, mệt mỏi, kém ăn, lông dựng, mũi khô, da nóng.
          + Đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.
          + Chảy nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng.
          + Xuất hiện các mụn nước ở miệng (trên lưỡi, môi, chân răng...), ở chân (kẽ móng, nơi tiếp giáp giữa sừng và da,...), ở núm vú.
          + Mụn nước to dần sau đó vỡ, chảy ra chất dịch màu vàng để lại vết loét, làm cho gia súc bị đau, không ăn được, đứng không vững, đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy, loét núm vú làm tắc tuyến sữa, gia súc không cho con bú.
          + Bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn.
          - Sau phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, gia súc có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3-4 tuần (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 9 tháng đối với cừu, 2-3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

 

Bò chảy nước dãi

Viêm loét miệng

Loét kẽ móng chân

 
3.     Phòng và điều trị bệnh
  • Phòng bệnh

          - Tiêm phòng vacxin LMLM cho toàn đàn 2 lần/ năm. Lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 - 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 - 10 trong năm
          - Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng mạnh SVT- Antisep.
          - Cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, diệt loài gặm nhấm,...
          - Thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, chết. Có thể dùng một trong các hoá chất sau để tiêu độc, khử trùng: Formol 2%, NaOH 2%, Crezin 5%, nước vôi 20%, vôi bột và một số hoá chất khác được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y.
          - Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. 
          - Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.
          - Thực hiện kiểm dịch động vật nghiêm ngặt để khỏi bị lây lan theo địa lý.
          - Khi phát hiện có dịch phải công bố dịch theo qui định và thực hiện các biện pháp hành chính, kỹ thuật kịp thời, triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan.
  • Điều trị
          - Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
          - Phun sát trùng chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng mạnh SVT- Antisep.
          - Sử dụng các chất sát trùng nhẹ như: iodin, nước muối... hoặc các loại lá cây, thân, quả chua như khế, chanh,.... bóp mềm, vắt lấy nước nhúng vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết thương 2-3 lần/ngày. Sau khi rửa sạch, có thể dùng xanh Methylen 1%, thuốc tím 1% ,thuốc lào hoặc một ít băng phiến bôi hoặc đắp vào vết thương ở kẽ móng. 
          - Sử dụng kháng sinh Sun – Amox 15% LA hoặc TD – Amogel LA để phòng bệnh kế phát.
          - Sử dụng Sun- Glucaf hoặc Sun- Glucomin để hạ sốt tránh hiện tượng sốt kéo dài ảnh hưởng tới miễn dịch
          - Dùng Sun- Tosal hoặc TD- A.T.P - Fast tiêm bắp  để trợ sức, trợ lực  nâng cao sức đề kháng.
          - Dùng Sun- Gluco K.C  hoà vào nước cho vật nuôi uống hoặc trộn thức ăn.
 

 

 

 

Các bài khác khác

BỆNH VIÊM RUỘT DO CLOSTRIDIUM PERFINGENS TRÊN HEO
Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C) gây ra. Bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, làm heo viêm ruột tiêu chảy nặng và chết. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ…
Chi tiết
BỆNH GLASSER TRÊN LỢN
Bệnh Glasser đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Parasuis (H.parasuis) gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo con từ 4-8 tuần tuổi.
Chi tiết
PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN
Bệnh phó thương hàn hay còn gọi là Salmonellosis trên heo là bệnh do vi khuẩn salmonella (sal) gây ra với các triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao, mệt mỏi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp và tiêu chảy.
Chi tiết
LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN LỢN
Bệnh Liên cầu khuẩn trên lợn là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người.
Chi tiết
DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF)
Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
Chi tiết
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN
Vi khuẩn thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp. Khi có yêu tố bất lợi (thời tiết thay đổi, chuyển đàn, dinh dưỡng kém...) thì vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh.
Chi tiết
ĐÓNG DẤU LỢN
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra.
Chi tiết
BỆNH VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN (APP)
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thểtấn công hạch amidan đầu tiên, sau đó di chuyển đến các biểu mô phế nang và khu trú. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố cộng với nội độc tố có sẵn trong thành tế bào để gây nên các tổn thương bệnh lý trên phổi.
Chi tiết
HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG, MẤT SỮA (MMA)
Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 10
Tổng truy cập: 944652
Thông tin hỗ trợ