1. Giới thiệu bệnh
ASF là một truyền nhiễm do Myxovirus gây ra. Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày. Tuy nhiên, nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3% ... Tỷ lệ mắc bệnh và chết lên tới 100%. Hiện nay, chưa có vacxin và thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn châu Phi. |
2. Đường truyền lây
Bệnh lây lan trực tiếp từ heo bệnh sang heo sạch, thịt và các sản phẩm từ thịt, máu và các cơ quan của heo bệnh, môi trường, dụng cụ chăn nuôi....
3. Triệu chứng
Sốt cao 41 - 42ºC kéo dài 3 – 4 ngày. Heo bệnh ủ rũ, lờ đờ, suy nhược. Xuất huyết thâm tím tai, bẹn, bụng, mặt đùi sau, chân rồi hoại tử. |
4. Bệnh tích
Lợn chết nhiều khi có máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên: mũi, miệng, hậu môn.
Xuất huyết các cơ quan nội tạng như: tim, cơ tim, vành tim, gan, lách, phổi thận, niêm mạc bàng quang....
Chảy máu lỗ tự nhiên | Xuất huyết thận | Lách sung huyết, xuất huyết |
5. Cách kiểm soát bệnh
Tăng cường sát trùng chuồng trại và xung quanh khu vực chuồng nuôi bằng các chất sát trùng như: formol, SVT – Antisep,...
Kiểm soát tất cả các phương tiện ra vào trại đều được phun sát trùng.
Hạn chế người ra vào trại. Đảm bảo trước khi công nhân viên vào trại phải đủ thời gian cách ly với môi trường ngoài, phải đi qua nhà sát trùng.
Trước mỗi chuồng nuôi cần có khay đựng chất sát trùng để nhúng ủng trước khi vào chuồng nuôi.
Đảm bảo phòng bệnh đầy đủ cho lợn bằng các vacxin: PRRS, dịch tả...
Nâng cao sức đề kháng cho heo bằng cách bổ sung: Sun – Gluco K.C,...
Nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu cách ly giữa heo mới nhập về và heo trong trại.
Các bài khác khác
Online | 9 |
Tổng truy cập: | 1012909 |