Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thểtấn công hạch amidan đầu tiên, sau đó di chuyển đến các biểu mô phế nang và khu trú. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố cộng với nội độc tố có sẵn trong thành tế bào để gây nên các tổn thương bệnh lý trên phổi.
1. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh
- Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thểtấn công hạch amidan đầu tiên, sau đó di chuyển đến các biểu mô phế nang và khu trú. Tại đây, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố cộng với nội độc tố có sẵn trong thành tế bào để gây nên các tổn thương bệnh lý trên phổi.
2. Triệu chứng, bệnh tích
*Triệu chứng
- Lợn bệnh ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn, da trắng bệch.
- Thở khó, đặc biệt là sau khi vận động mạnh.
- Thở giật bụng, thở hóp bụng.
- Trường hợp quá cấp tính, lợn chết đột ngột, nhiều khi chết hộc máu mũi lẫn bọt.
*Bệnh tích
- Phổi viêm, xuất huyết tràn lan, khó nhận biết
- Phổi hoại tử có fibrin.
- Viêm dính màng phổi vào thành ngực, toàn bộ phổi xuất huyết có màu đỏ thẫm, nhiều khi có các ổ áp xe lớn trong phổi.
3. Phòng và điều trị
* Phòng bệnh
- Sát trùng chuồng trại sạch sẽ bằng SVT – Antisep ít nhất 2 lần/ tuần.
- Tiêm vacxin phòng bệnh.
- Định kỳ trộn kháng sinh phòng ho cho toàn đàn, có thể sử dụng TD – Flomix hoặc Sun – Tilmimix100g/100kg thức ăn, liên tục 5 – 7 ngày/tháng.
* Điều trị
- TiêmSun- Glucaf hoặc Sun-Glucominđể hạ sốt, giúp lợn mau ăn trở lại.
- Tiêm SVT – Ceftio hoặc SVT – Ceftio 10 với liều 1ml/15kg TT trong 3 ngày liên tục.
- Bổ sung Sun – Gluco KC giúp giảm stress, cung cấp đường, lợn mau khỏe, mau ăn sau bệnh.