Báo động thịt nhiễm Salmonella
Cụ thể, kết quả xét nghiệm cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thịt heo cao nhất, với 98/250 mẫu, chiếm gần 40%, tiếp đến là thịt gà với 211/600 mẫu, chiếm hơn 35%. Thịt bò cũng có 77/250 mẫu nhiễm khuẩn Salmonella, chiếm gần 31%.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Viện Pasteur TP.HCM, khuẩn Salmonella không chỉ có trong thực phẩm tươi sống không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hiểm cho người sử dụng, mà còn có dấu hiệu kháng nhiều loại thuốc. Trong khi đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh không hợp lý khiến người dân ngày càng dễ nhiễm các loại vi khuẩn hơn.
Bà Phẩm Minh Thu - Trưởng phòng Kiểm nghiệm hóa lý vi sinh, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, khuẩn Salmonella là tác nhân chính gây bệnh thương hàn, tiêu chảy cho người và động vật. Khuẩn này lây qua đường ăn uống và chỉ chết khi đun ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 phút.
Cũng theo bà Thu, so với những năm trước đây, các mẫu thịt tươi sống không đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do nhiễm khuẩn Salmonella không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho rằng, vì là vi khuẩn nguy hại nên các cơ quan chức năng đã cấm buôn bán, kinh doanh các loại thực phẩm có nhiễm Samonella. Còn nếu phát hiện có nhiễm Samonella trong trong quá trình lưu thông, bắt buộc phải thu hồi sản phẩm đó, tránh gây nguy hại cho người sử dụng.
Thịt tươi sống được bày bán trên những phương tiện đơn giản, mất vệ sinh. |
"Tuy nhiên, do điều kiện giết mổ, lưu thông, bảo quản các sản phẩm thịt tươi sống trên địa bàn hiện chưa đảm bảo, khiến tỷ lệ khuẩn Salmonella trong thực phẩm tăng cao. Hơn nữa, lợi nhuận từ việc kinh doanh thịt bẩn cao, hấp dẫn các đối tượng nên rất khó quản lý hết" - ông Hòa cho biết.
Vẫn rất khó kiểm soát
Cùng với việc Viện Pasteur phát hiện tỷ lệ thịt nhiễm khuẩn nguy hiểm tăng cao, Chi cục Thú y TP.HCM cũng cho biết, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 11, cơ quan này bắt giữ nhiều vụ chuyên chở thịt bẩn, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh về TP.HCM tiêu thụ. Bên cạnh đó, hàng trăm điểm giết mổ, buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hằng ngày lén lút hoạt động, khiến việc quản lý vệ sinh an toàn cho thực phẩm bày bán trên thị trường ngày càng khó khăn.
Gần đây nhất, chỉ trong 2 ngày cuối tuần giữa tháng 11, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện, bắt giữ xe tải đang vận chuyển hơn 1,5 tấn sản phẩm động vật đã qua giết mổ, nhưng không đậy kín xe, bốc mùi hôi thối nồng nặc và nước thải chảy dọc xuống đường gây ô nhiễm nghiệm trọng.
Qua kiểm tra, tài xế Trần Đức Lương (Đồng Nai) chỉ xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch cho 28 tấm da trâu bò nhưng có dấu hiệu sửa chữa, từ 8 tấm thành 28 tấm. Ông Lương cũng khai nhận, số thịt động vật bẩn này được thu mua từ một lò mổ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đang trên đường đưa về cơ sở chế biến tại huyện Hóc Môn, chờ đưa đi tiêu thụ.
Bà Đặng Thị Tuyết - Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức cũng thừa nhận, việc ngăn chặn tình trạng "thịt bẩn" rất khó bởi những đối tượng này manh động và liều lĩnh, các phương tiện, phương thức sử dụng đưa thịt bẩn vào thành phố liên tục thay đổi. Trong khi đó, thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng cho biết, thành phố này hiện có gần 250 chợ truyền thống, hơn 500 cửa hàng tiện ích. Khoảng 2.000 cửa hàng tạp hóa và gần 200 điểm, khu vực mua bán tự phát.
"Trong những đợt cao điểm, các lò giết mổ, phân phối thịt lậu, thịt không qua kiểm dịch tăng cường hoạt động cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó, lực lượng của ngành an toàn vệ sinh thực phẩm cùng ngành thú y lại rất mỏng, không thể kiểm tra hết các "địa chỉ nóng" trên địa bàn được" - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục Phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM thừa nhận.
Viện Pasteur TP.HCM cho biết, đơn vị này đã phân lập được 437 chủng Salmonella từ thịt bò, heo, gà tươi sống. Các chủng này đã được xác định kháng lại kháng sinh, trong đó có ít nhất 61 chủng Salmonella đa kháng, kháng ít nhất 5 loại kháng sinh thường dùng. |
Bài viết cùng chuyên mục
Online | 7 |
Tổng truy cập: | 1001958 |