Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Bị bơm thuốc, lợn siêu nạc không thể đứng nổi
Thịt siêu nạc đang khiến các bà nội trợ quan tâm, khi có nhiều thông tin cho rằng hóa chất tồn dư trong thực phẩm này gây ảnh hưởng tới sức khỏe. PV VTC News đã đi thực tế tìm hiểu nguồn gốc hóa chất mà người chăn nuôi đang "bơm" vào lợn để có loại thịt siêu nạc chứa Clenbuterol và Salbutamol.

 Làm nở thịt: Lợn không đứng được. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh - một trong những thành viên tham gia dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn: “Nếu đúng nguyên tắc thì người chăn nuôi khi dùng chất tăng trọng được cho phép sẽ sử dụng sẽ đưa vào cơ thể lợn giai đoạn cuối nhằm kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, trước khi giết thịt 14 ngày, phải dừng hoàn toàn việc cho ăn tăng trọng. Những chất tăng trọng được cho phép vì cơ chế tăng trọng này làm tăng tổng hợp protein từ đó giúp tăng khối lượng.

Heo-VTCTuy nhiên, hiện nay, có loại thuoc thu y tăng trọng nhập từ Trung Quốc không rõ xuất xứ được người chăn nuôi cho ăn để làm nở cơ thịt. Cơ chế này hoàn toàn khác với cơ chế tăng tổng hợp protein. Những chất tăng trọng độc hại này làm nở mông, nở vai và khiến lợn không thể đứng được. Như vậy rất nguy hiểm khi người ăn loại thịt lợn này”.

Thực tế, những chất tăng trọng trên chưa được kiểm nghiệm để biết chính xác. Tuy nhiên, với những trường hợp cụ thể bị bắt quả tang thì những chất được dùng để tạo lợn siêu nạc là Clenbuterol và salbutamol. Hai chất này thuộc nhóm Beta - Agonists là một trong những hợp chất dùng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo để kích thích heo tăng trưởng và cho thịt siêu nạc. 

Mới đây, kết quả giám sát tại các lò mổ trên địa bàn TP. HCM cho thấy, có tới 43% số mẫu nước tiểu và 24% số mẫu thịt nhiễm chất cấm thuộc nhóm Beta Agonists. Ngày 9/3, quản lý thị trường Đồng Nai phát hiện 24 kg chất tạo nạc tại một công ty ở tỉnh này. Trước đó, cuối năm 2011, Phòng nông nghiệp huyện Thống Nhất, Đồng Nai cũng từng phát hiện 5 kg chất tạo nạc. Sau đó, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai kiểm tra tồn dư chất cấm trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thống Nhất cũng phát hiện mẫu dương tính với chất tăng trọng.Không chỉ dừng ở Beta – Agonists, người nuôi còn trộn kháng sinh vào cám.

Ông N, chủ một trang trại nuôi lợn tại Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), cho biết, ông không dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, ông thừa nhận có dùng thuốc kháng sinh cho lợn. Trại lợn của ông N. gồm 30 con lợn nái và hơn trăm con lợn nuôi lấy thịt. “Giờ cái gì cũng có (kháng sinh – pv) tiêm, uống, trộn ví dụ thời tiết thay đổi thế này tôi trộn kháng sinh Tylosin tartrate vào cám để dự phòng, khi trộn ít thuốc kháng sinh thì nó cũng tăng trọng”, ông N cho biết. Khi chúng tôi thắc mắc nếu cho lợn ăn, có mùi kháng sinh nó có ăn cám không, ông N cười nói: “Có vị thuốc nó vẫn ăn vì quen rồi”. Chị H. chủ trại lợn cũng tại xã Đức Thượng (hiện đang nuôi 40 lợn nái, vài trăm con lợn lấy thịt) cũng truyền đạt kinh nghiệm: “Khi lợn mới đẻ dưới 3 ngày thì tiêm sắt để hồng da, 7 – 8 ngày thì tiêm mũi phòng suyễn, 22 ngày thì tách đàn và hơn 1 tháng thì tiêm dịch tả. Không may bị bệnh như ho thì tiêm kháng sinh”.

Theo bác sĩ thú y Nguyễn Quý Văn, trú tại Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội thì trong chăn nuôi, kháng sinh được dùng để chữa bệnh, phòng bệnh là cần thiết nhưng cũng có người sử dụng kháng sinh như một chất kích thích tăng trưởng theo con đường bổ sung vào thức ăn. Nếu dùng kháng sinh đúng như hướng dẫn trên bao bì và có thời gian cách ly với từng loại thuốc thì an toàn cho người ăn thịt nhưng thực tế cũng có trường hợp tôi được biết, đến tận ngày xuất chuồng, người nuôi vẫn cho lợn ăn thức ăn trộn kháng sinh đến tận ngày mổ.

Nuôi lợn lấy thịt có lợi nhuận nhưng theo ông N: “ Một con lợn nuôi từ lúc mới đẻ đến xuất chuồng khoảng 5 tháng đạt 1 tạ. Lợn hiện nay được cho ăn cám tổng hợp ngày ăn 2 lần, bình quân tăng 20 kg/tháng". Còn chị H. chia sẻ: “Lợn mẹ nếu gầy tôi cho ăn 2kg cám hỗn hợp/ngày, con béo thì ăn bớt đi chứ nếu cho ăn 5kg một bữa cũng hết. Nuôi lợn tăng 25 – 30 kg/tháng là đã lãi lắm rồi”. Theo ông N. nuôi 1 con lợn để đạt 1 tạ mất 5 tháng, còn chị H. nuôi chỉ mất 4 tháng - đây là những con số "không tưởng" với những gia đình chăn nuôi lợn theo mô hình gia đình cách đây vài năm.

Thuốc tăng trưởng Trung Quốc: Mua là có

Đến phố thú y trên đường Trường Chinh, phía ngoài, các chủ hàng bày bán thuốc kích thích tăng trưởng được phép sử dụng như B-Complex, men vi sinh cho lợn ăn khỏe… Tuy nhiên, khách có nhu cầu hỏi mua thuốc Trung Quốc thì chỉ người quen, chủ hàng mới bán hoặc bán một cách rất cẩn trọng. Thuốc được cất phía trong quầy để tránh cơ quan chức năng hỏi thăm.

Theo lời người bán thuốc thú y tại ki ốt số 1x trên đường Trường Chinh, Hà Nội thì thuốc kích thích tăng trưởng có nguồn gốc Trung Quốc có thể khiến lợn tăng tới 35 – 40kg/tháng. Tại cửa hàng thuốc thú y số 7x Trường Chinh (ĐT: 38696xxx), khi hỏi mua loại thuốc kích thích tăng trưởng Trung Quốc, chúng tôi cũng được chị bán hàng cho biết không bán. Nói là thế, nhưng khi thấy chúng tôi tỏ ra tha thiết muốn mua, chị vẫn mời chào: “Nếu em mua thì đặt, chị hỏi cho, có thuốc đấy. Dùng thuốc này lợn tăng trọng rất nhanh, lại có thể sử dụng cho nhiều con lợn”. Theo người bán hàng tại quầy thuốc 7x, hiện chị ta đã có sẵn thuốc kích thích tăng trưởng Trung Quốc: “Chị có mấy loại em ạ, loại màu xanh lè trông như sunfat đồng được đóng gói ni-lon, gói 1kg có đề là tăng trọng Trung Quốc. Loại thuốc có bao bì màu xanh lá cây. Gói thuốc có vỏ màu bạc ”. Chị bán hàng cho biết, mua thuốc này để vỗ vào tháng cuối trước khi xuất chuồng, tầm bắt đầu tích mỡ. Lợn nhỏ không dùng thuốc này vì còn phải phát triển xương đầy đủ.

Cũng theo thông tin từ người bán hàng, khi dùng thuốc kích thích tăng trưởng, lợn sẽ tăng 25kg/tháng. Tại quầy thuốc thú y số 1x trên đường Trường Chinh, bà chủ tên D. (ĐT: 66736xxx) đon đả mời khi chúng tôi bước vào. Vừa hỏi thuốc tăng trưởng cho lợn, bà giới thiệu ngay cho chúng tôi nào là B-Complex, men vi sinh cho lợn ăn khỏe… Chúng tôi từ chối mua loại B-Complex và men vi sinh với lý do thuốc này chỉ bổ sung dưỡng chất, nên lợn sẽ không tăng trọng mạnh. Tôi ngỏ ý muốn mua thuốc tăng trưởng mạnh hơn được nhập lậu từ Trung Quốc,bà D. lôi tuột tôi vào phía trong và mở gói ni-lon màu đen ra cho tôi xem. Phía trong là túi thuốc có vỏ màu xanh lá cây toàn chữ Trung Quốc”. Nhìn về cảm quan, hai gói thuốc này chắc đã để lâu, có gói bị thủng, gói thì trông cáu bẩn. Chúng tôi hỏi cách sử dụng như thế nào, pha với bao nhiêu cám, bà chủ ngập ngừng bảo: “Cháu hỏi người biết tiếng Trung Quốc đọc cho, cái này tăng trọng khiếp lắm, hôm trước có người mua rồi. Họ cho ăn quen rồi, cứ thế mà họ lấy nên chả hỏi. Liều lượng thì cho mỗi bữa một ít, rồi một tháng cân lên tăng bao nhiêu là biết ngay”. Tôi phân vân: “Nếu cho quá liều, lợn chết thì sao?”, bà Dinh khẳng định chắc nịch: Không làm sao đâu. Có đứa mua dùng nói lợn tăng 35 – 40 kg/tháng đấy”. 

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Hà Nội cho biết: Thuoc thu y dạng bộtB – Complex chỉ là vitamin tổng hợp nhằm bổ sung vitamin cho lợn. Những vitamin này khác với hóa chất hay hormone tăng trưởng. Còn loại thuốc kích thích tăng trưởng Trung Quốc không có nhãn mác được nhập lậu có thể có chứa hóa chất hay hormone tăng trưởng. Người nuôi ham lợi nên dùng. Thuốc này khiến lợn tăng trọng bằng cách tích nước chứ không phải tăng chất lượng thịt do đó thịt lợn không được đảm bảo. Để có lợn sạch thì cần phải cả một quy trình sạch từ khâu nuôi đến, giết mổ, vận chuyển, bảo quản…

Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên quá lo lắng, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN và PTNT cho rằng: Chúng ta chưa thể kết luận 30-40% lợn bán trên thị trường là nhiễm chất kích thích tăng trọng. Hiện cơ quan chuyên môn tiếp tục lấy mẫu và khả năng cuối tháng 3 sẽ công bố con số chính xác trên đàn heo.

Bài viết cùng chuyên mục

12 YẾU TỐ CƠ BẢN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm, dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình chăn nuôi cũng đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở. Do đó việc phát hiện, phòng và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến hội chứng giảm đẻ trên gia cầm là vô cùng quan trọng. #1_Độ_tuổi
Chi tiết
Kiếm bội tiền nhờ mua bán lợn chết
Thịt lợn ở Hà Nội có sạch và đáng tin cậy không? Câu hỏi sẽ được trả lời ngay trong bài viết chân thực dưới đây.
Chi tiết
Tôm đắt hàng nhờ sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu đã trở thành cơ hội lớn cho nhiều người nuôi tôm ở Việt Nam. Giá tôm đã được đẩy lên nhờ sự cố này.
Chi tiết
Danh mục bổ sung thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
Ban hành Danh mục bổ sung thuoc thu y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam - Thông tư số 77/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chi tiết
Phú Yên - Gần như toàn bộ gia súc được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 2 năm nay
Ông Nguyễn Minh Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Toàn tỉnh đã kết thúc đợt tiêm phòng vac xin lở mồm long móng đợt II/2012 với 128.787 con trâu, bò được tiêm phòng, chiếm 90% tổng đàn.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 8
Tổng truy cập: 899932
Thông tin hỗ trợ