Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
Bệnh tụ huyết trùng (toi gà)
Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trựng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỉ lệ tử vong rất cao. Ở gia cầm bệnh có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc Cholera avium.

1. Nguyên nhân:

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida, thường xảy ra ở gà từ 3 tháng tuổi trở lên, hiện nay tuổi mắc bệnh thường sớm hơn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ bệnh. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gia cầm bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng, ánh nắng và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại hàng tháng trong xác gia cầm chết nên cần chú ý xử lý xác gia cầm chết trong thời gian bệnh bộc phát.

2. Triệu chứng:

- Bệnh thường xảy ra ở đàn gà đang đẻ. Thời gian nung bệnh 1- 2 ngày, có thể kéo dài 4 – 9 ngày.

- Thể quá cấp: diễn biến nhanh, khó quan sát kịp triệu chứng, chỉ thấy con vật ủ rũ cao độ. Sau đó 1-2 giờ gà chết.

- Thể cấp tính: đây là thể bệnh phổ biến, con vật sốt cao 42 – 43°C, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi chậm, từ mũi, miệng chảy ra chất nhớt, có bọt lẫn máu. Tiêu chảy phân màu nâu. Thở khó, mào và yếm tím bầm.

- Thể mãn tính: à gầy còm, mào và tích sưng, thuỷ thủng, hoại tử. Viêm khớp mãn tính ở đầu gối, viêm phúc mạc mãn tính , ngẹo cổ.

3. Bệnh tích:

- Thể quá cấp: bệnh tích không điển hình chỉ thấy xuất huyết và tụ huyết ở xoang và các phủ tạng.
- Thể cấp tính: tụ huyết và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da và các cơ quan phủ tạng. Bụng chứa nhiều dịch tiết
- Thể mãn tính: viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có Fibrin. Viêm khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

4. Phòng bệnh:

- Tiêm phòng bằng vaccine tụ huyết trùng gia cầm cho gà 2 tháng tuổi hoặc vaccine INACTI/VAC-FC3 0,5ml/con cho gà khi 45 ngày tuổi, lặp lại lần hai cho gà trên 3 tháng tuổi. Đây là loại vaccine chết dạng nhũ dầu tạo miễn nhiễm cao, nhưng nên lưu ý khi chủng ngừa chỉ chủng dưới da cổ. Nếu chủng vào bắp thịt cổ sẽ tạo nốt sưng nơi chỗ tiêm làm giảm giá trị quày thịt, còn chủng vào cổ gần đầu sẽ làm sưng đầu.
- Khi bệnh tụ huyết trùng gia cầm xảy ra , nên phân lập vi khuẩn để biết được type huyết thanh của chúng mà chọn vaccine phòng bệnh hữu hiệu.
- Việc sử dụng kháng sinh và Sun- Enro 20 định kỳ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng có tác dụng hạn chế bệnh tụ huyết trùng.

 

5. Điều trị:

- Dùng Sun- Colimox hoà nước cho uống 1g/ 10 kg TT.

- Dùng Sun- Men sống Thái Dương hoà nước cho uống 1g/ 5 kg TT.

 

- Dùng Sun- Provit hoà nước cho uống 1g/10 kg TT, giúp vật nuôi mau khoẻ, nhanh ăn trở lại, rút ngắn liệu trình điều trị.

 

 

Các bài khác khác

HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM
Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn gọi là bệnh EDS’76 là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Adenovirus gây ra...
Chi tiết
CÚM GIA CẦM
Cúm gia cầm là bệnh là bệnh do virus cúm gây ra trên gia cầm và có thể lây sang người.
Chi tiết
BỆNH ĐẦU ĐEN
Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà gây ra. Bệnh gây hoại tử gan nặng.
Chi tiết
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
Bệnh gây mào tích nhợt nhạt, thường xảy ra vào mùa muỗi phát triển.
Chi tiết
Bệnh nấm phổi
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm con, bệnh số và tử số cao Đặc trưng của bệnh là hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí
Chi tiết
Bệnh nhiễm khuẩn E.coli
Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-30 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém. Vi khuẩn E. coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, trong môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, ký sinh trùng đường ruột, khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý, giống nhập không rõ nguồn gốc, sẽ tạo điều kiện cho E. coli phát triển và gây bệnh, bệnh thường ghép với một số bệnh khác như Thương hàn, CRD. ..
Chi tiết
Dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một vi rút thuộc nhóm Herpes gây bại huyết, xuất huyết cho vịt với triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu. Bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi do tỷ lệ chết rất cao (30-90%), giảm sản lượng trứng.
Chi tiết
Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm
Thường là bệnh kế phát, khi thời tiết thay đổi từ nắng sang mưa hoặc mưa dầm là điều kiện để bệnh phát sinh. Mật độ nuôi quá cao, chuồng trại ẩm ướt, dinh dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của vịt nên gây bệnh.
Chi tiết
BỆNH THƯƠNG HÀN ( TIÊU CHẢY PHÂN XANH, PHÂN TRẮNG)
Hiện nay, có rất nhiều bệnh hay gặp trên gà thì E.coli và thương hàn là bệnh gây thiệt hại kinh tế khá nghiêm trọng và là vấn đề quan tâm của hầu hết bà con chăn nuôi gà. Nếu chúng ta không phòng ngừa trước thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Chi tiết
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng trên gà là bệnh ký sinh trùng phổ biến xảy ra trên gà ở lứa tuổi 10 - 30 ngày tuổi. Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng lạ gây thiệt hại kinh tế rất trầm trọng.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 6
Tổng truy cập: 1001900
Thông tin hỗ trợ