Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y SVT Thái Dương
HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM
Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn gọi là bệnh EDS’76 là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Adenovirus gây ra...

1.     Nguyên nhân

-         Là bệnh do Adenovirus gây ra. Đây là virus có ADN nhân đôi thuộc họ Adenovirus.

-         Bệnh thường xảy ra ở gà đẻ thương phẩm và gà giống giai đoạn từ 26 – 35 tuần tuổi.

-        Bệnh có thể lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh. Hoặc có thể lây từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,...), phượng tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn.

2.     Triệu chứng

-        Sau khi xâm nhiễm vào đàn gà đẻ, virus phát triển trong đường hô hấp, phát triển trong mô lympho ống dẫn trứng dẫn đến giảm đẻ, giảm chất lượng trứng.

-         Tỷ lệ trứng giảm đột ngột từ 20 – 40%, có khi lên đến 50%.

-         Trứng nhỏ, nhạt màu, vỏ lụa, mỏng và nhăn nheo, hình dạng méo mó hoặc có khi không có vỏ.

-         Lòng trắng loãng.

-         Tỷ lệ ấp nở giảm.

-         Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, mào gà có màu nhợt nhạt.

3.     Bệnh tích

-         Buồng trứng và ống dẫn trứng teo nhỏ.

-         Tử cung bị viêm, phù thũng.

-         Trứng non không phát triển.

4.     Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng giảm đẻ ở gà rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản truyển nhiễm và bệnh rối loạn hấp thu canxi.

-         Viêm phế quản truyền nhiễm được phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các triệu chứng, bệnh tích đặc trưng: gà bệnh hay hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác, xuất huyết đường hô hấp trên và tích tụ urat ở thận.

-         Chứng rối loạn hấp thu canxi ở gà được phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các bệnh tích đặc trưng như:

+ Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.

+ Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.

+ Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và phần sụn.

5.     Phòng và điều trị bệnh

-         Bệnh do virus gây ra nên không có kháng sinh điều trị đặc hiệu.

-         Để kiểm soát hội chứng giảm đẻ cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau:

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại SVT – Antisep để tiêu diệt mầm bệnh.

+ Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi đạt 15 – 16 tuần tuổi.

     + Bổ sung Sun - Provit, Sun – Men sống Thái Dương trong thức ăn, nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi, tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trường phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

Các bài khác khác

CÚM GIA CẦM
Cúm gia cầm là bệnh là bệnh do virus cúm gây ra trên gia cầm và có thể lây sang người.
Chi tiết
BỆNH ĐẦU ĐEN
Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà gây ra. Bệnh gây hoại tử gan nặng.
Chi tiết
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
Bệnh gây mào tích nhợt nhạt, thường xảy ra vào mùa muỗi phát triển.
Chi tiết
Bệnh nấm phổi
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm con, bệnh số và tử số cao Đặc trưng của bệnh là hình thành các u nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi khí
Chi tiết
Bệnh nhiễm khuẩn E.coli
Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-30 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém. Vi khuẩn E. coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, trong môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, ký sinh trùng đường ruột, khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý, giống nhập không rõ nguồn gốc, sẽ tạo điều kiện cho E. coli phát triển và gây bệnh, bệnh thường ghép với một số bệnh khác như Thương hàn, CRD. ..
Chi tiết
Dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một vi rút thuộc nhóm Herpes gây bại huyết, xuất huyết cho vịt với triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu. Bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi do tỷ lệ chết rất cao (30-90%), giảm sản lượng trứng.
Chi tiết
Bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm
Thường là bệnh kế phát, khi thời tiết thay đổi từ nắng sang mưa hoặc mưa dầm là điều kiện để bệnh phát sinh. Mật độ nuôi quá cao, chuồng trại ẩm ướt, dinh dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của vịt nên gây bệnh.
Chi tiết
BỆNH THƯƠNG HÀN ( TIÊU CHẢY PHÂN XANH, PHÂN TRẮNG)
Hiện nay, có rất nhiều bệnh hay gặp trên gà thì E.coli và thương hàn là bệnh gây thiệt hại kinh tế khá nghiêm trọng và là vấn đề quan tâm của hầu hết bà con chăn nuôi gà. Nếu chúng ta không phòng ngừa trước thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Chi tiết
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng trên gà là bệnh ký sinh trùng phổ biến xảy ra trên gà ở lứa tuổi 10 - 30 ngày tuổi. Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng lạ gây thiệt hại kinh tế rất trầm trọng.
Chi tiết
Bệnh tụ huyết trùng (toi gà)
Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trựng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỉ lệ tử vong rất cao. Ở gia cầm bệnh có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc Cholera avium.
Chi tiết
Thống kê truy cập
Online 6
Tổng truy cập: 900328
Thông tin hỗ trợ